Những bí quyết để bạn chiến thắng vòng phỏng vấn thứ 2
Sự chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ làm bạn tự tin hơn khi trả lời, thậm chí là với những câu hỏi rất thường gặp như: “Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?”, “Bạn sẽ mang lại cho công ty chúng tôi giá trị gì?” Điều này giúp bạn phô diễn được khả năng ứng xử của mình
Bạn lọt vào vòng phỏng vấn thứ 2. Bạn sẽ làm gì bây giờ? Vòng phỏng vấn 1 và 2 có điểm gì khác biệt? Nói ngắn gọn, những người phỏng vấn bạn sẽ khác đi, các câu hỏi sẽ đi sâu hơn, chắc chắn rằng những câu trả lời trong vòng 1 sẽ được kiểm chứng lần nữa.
Nếu trong vòng đầu, một nhân viên phòng nhân sự hoặc vị trí tuyển dụng sẽ thực hiện, họ sẽ tập trung vào việc kiểm tra học vấn, kĩ năng cơ bản và kinh nghiêm liệu bạn có nói đúng với CV, thì vòng phỏng vấn thứ 2 là sếp trực tiếp bạn sẽ phải báo cáo. Bạn sẽ phải thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu khi tham gia buổi phỏng vấn thứ 2 và chuẩn bị trả lời cả những câu hỏi cũ một lần nữa và những câu hỏi mới. Thêm vào đó, bạn sẽ phải hỏi một số câu.
Sau đây là một một số lời khuyên để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thứ 2
Trước buổi phỏng vấn
– Kiểm tra tên, chính tả và chức danh của người phỏng vấn
– Kiểm tra ngày, thời gian và địa điểm của buổi phỏng vấn, suy nghĩ trước bạn sẽ đến đó như thế nào, bạn có thể đến đó sớm một chút
– Hãy nhớ ghi chú lại những số điện thoại liên quan trong trường hợp bạn thay đổi kế hoạch bất ngờ
– Chuẩn bị trước trang phục, chắc rằng mọi thứ phải thật chỉnh chu. Ấn tượng đầu tiên đặc biệt quan trọng và ấn tượng trong lần thứ 2 cũng vậy. Chọn những trang phục công sở nghiêm túc, ngay cả khi nếu công ty chấp nhận sự thoải mái.
– Mang theo một bản copy của CV, bút và giấy. Đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ có một bản copy của bạn từ lần gặp mặt ban đầu.
– Chắc rằng bạn có namecard của người phỏng vấn để bạn có thể viết thư cảm ơn.
Nghiên cứu, tìm hiểu về công việc và công ty bạn ứng tuyển
Tìm hiểu thông tin về công ty, ngành, lĩnh vực công ty đang hoạt động và vị trí bạn đang ứng tuyển. Tất cả những thông tin này bạn có thể tìm thấy thông qua những ấn phẩm ngành, bài báo, website công ty. Đừng quên đọc cả những sứ mệnh, triết lý kinh doanh của công ty từ đó bạn có thể hiểu được phần nào phong cách quản lý cũng như văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những mối quan hệ của những người (từng) làm việc trong công ty để hiểu sâu hơn về những hoạt động nội bộ. Sự am hiểu ngành cũng như việc nắm thông tin của doanh nghiệp sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng là bạn thật sự quan tâm và mong muốn được làm việc với họ.
Chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn
Hãy nhớ lại buổi phỏng vấn tại vòng đầu. Điểm nào nhà tuyển dụng đang tập trung vào? Hãy chuẩn bị và tập trung vào những điểm ấy. Đọc thêm những thông tin từ những ấn phẩm quảng cáo của công ty, bạn sẽ có thêm nhiều gợi ý cho những câu trả lời của mình. Đồng thời bạn cũng phải chuẩn bị lại những câu hỏi đã được sử dụng trong vòng 1. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ làm bạn tự tin hơn khi trả lời, thậm chí là với những câu hỏi rất thường gặp như: “Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?”, “Bạn sẽ mang lại cho công ty chúng tôi giá trị gì?” Điều này giúp bạn phô diễn được khả năng ứng xử của mình
Trong lúc phỏng vấn
– Hãy bình tĩnh. Bạn có thể dành thời chút thời gian để suy nghĩ về câu hỏi.
– Trả lời ngắn gọn, súc tích và tránh các câu trả lời như “Có”, “Không”.
– Tỏ ra tích cực và nhiệt tình
– Nắm vững kĩ năng và điểm mạnh của mình và trình bày nó với sự tự tin
Cơ hội để hỏi
Hãy hỏi những câu thể hiện khả năng sáng tạo, nhiệt tình và sự quan tâm của bạn vào vị trí đang ứng tuyển.
– Tôi được kì vọng sẽ phải hoàn thành điều gì trong 6 tháng đầu?
– Anh/Chị có thể nói một chút về văn hóa công ty?
– Tôi sẽ nhận được sự hỗ trợ gì cho việc phát triển nghề nghiệp của mình?
Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị một số câu hỏi liên quan trực tiếp đến thông tin bạn được cung cấp trong buổi phỏng vấn đầu tiên. Điều này không chỉ thể hiện bạn nhiệt tình mà bạn còn có khả năng lắng nghe.
Hãy sử dụng buổi phỏng vấn vòng 2 này để làm rõ bất kì nghi ngại nào của bạn về tổ chức bao gồm những khóa huấn luyện, mức lương và địa điểm làm việc. Hãy sử dụng buổi phỏng vấn này để tìm hiểu những người bạn sẽ làm việc cùng. Hãy nhớ đây là quá trình hai chiều. Họ có thể thích bạn nhưng ý kiến nào của bạn về họ? Sử dụng cơ hội này để gặp từng cá nhân, tham quan cơ sở vật chất, hiểu thêm về triết lý kinh doanh công ty và hỏi thêm những câu hỏi liên quan khác. Liệu những nhân viên khác có thoải mái, chán hay quá tải với công việc hay không?
Sau buổi phỏng vấn
Tiếp tục theo sát quá trình xét duyệt hồ sơ.Sau buổi phỏng vấn, hãy nhớ đưa ra phản hồi lập tức cho nhà tuyển dụng.
Nếu bạn phỏng vấn trực tiếp, hãy gửi một bức thư cảm ơn, thể hiện sự nhiệt tình và hào hứng trở thành thành viên của công ty ngay. Điều này có thể sẽ là yếu tố quyết định liệu bạn có được lựa chọn hay không.
Có một trường hợp nữa là bạn được chọn cho công việc vào cuối buổi phỏng vấn. Nếu lời đề nghị được đưa ra và bạn không chắn câu trả lời ngay lúc đó, hãy tự tin để xin thời gian suy nghĩ kĩ hơn. Đây là chuyện bình thường và bạn có thể có vài ngày cho quyết định của mình.
Leave a Reply