Bí kíp trả lời những câu hỏi phỏng vấn xin việc khó nhằn của nhà tuyển dụng

Hãy trả lời rằng bạn quan tâm đến hiệu quả công việc của thành viên kia, nếu họ làm tốt vai trò của họ trong nhóm thì không có lẽ gì bạn lại không ưa h

Sau khi hỏi những câu hỏi cơ bản để biết về trình độ, khả năng, kiến thức của bạn, nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục với những câu hỏi khó hơn để thử thách sự nhạy bén và tự tin của bạn. Họ muốn đặt bạn vào những tình huống khó và bất ngờ để xem cách bạn phản ứng ra sao. Nếu không chuẩn bị trước những tình huống như vậy, bạn sẽ rất dễ lúng túng với những câu hỏi trả lời cũng không được mà từ chối cũng không xong? Ngược lại, nếu bạn tự tin trả lời những câu hỏi đó thì nhà tuyển dụng sẽ thấy rất ấn tượng.


Tin tốt lành là bạn vẫn có thể chuẩn bị những câu hỏi khó “hay gặp” này để luyện phản xạ và cách thức trả lời. Dưới đây là 10 câu hỏi khó mà nhà tuyển dụng thường hay sử dụng nhất.
1. Làm thế nào mà bạn có thể tham dự cuộc phỏng vấn này trong khi vẫn đang làm việc ở nơi khác?
Nếu sự thật là bạn xin nghỉ với lý do về quê, gia đình có giỗ thì đừng nên nói sự thật. Nếu không, họ sẽ nghĩ rằng, nếu họ tuyển dụng bạn thì điều gì sẽ diễn ra mỗi khi bạn xin nghỉ đi khám bệnh. Những lý do hợp lý mà bạn có thể nói là bạn đang có kỳ nghỉ hoặc thời gian rảnh rỗi, hoặc công ty hiện tại của bạn quan tâm đến hiệu quả công việc hơn là thời gian nhân viên có mặt ở công ty, vì vậy bạn đã sắp xếp công việc để có thể tham dự phỏng vấn.
2. Bạn xử sự như thế nào khi bị phê bình?
Hãy nhớ, nhà tuyển dụng rất có thể sẽ trở thành ông chủ tương lai của bạn và chắc chắn sẽ có lúc họ phải phê bình bạn. Họ muốn biết phản ứng của bạn khi bị phê bình và liệu bạn có khiến công việc trở nên khó khăn hay không.
Vì vậy, hãy trả lời kiểu như: “Tôi rất vui được tiếp thu những lời phê bình mang tính xây dựng. Tôi cho rằng việc sẵn sàng tiếp thu những lời phê bình là cách giúp tôi sửa sai và phát triển năng lực của mình”
3. Điểm yếu của bạn là gì?
Hãy dùng một trong những cách trả lời sau, nó sẽ giúp bạn không để lộ ra những điểm yếu thật sự của mình mà cũng tránh thể hiện mình quá hoàn hảo – điều mà nhà tuyển dụng không hề thích:
– Nói kiểu hài hước
– Kể một điều mà không liên quan đến công việc (Tôi không rành việc nhà như thay bóng đèn hay lắp vòi nước)
– Kể về một sự việc đã xảy ra từ rất lâu mà bạn đã rút ra được một bài học.
– Nói về một điều mà nhà tuyển dụng coi là điểm mạnh (Tôi là người cầu toàn nên mọi người có thể cho rằng tôi quá khó tính. Tuy nhiên tôi hiểu rằng mình nên cân bằng, trong công việc đôi khi cần thật tỉ mỉ và chi tiết, nhưng trong cuộc sống không phải lúc nào cũng cần quá hoàn hảo)
4. Bạn còn nộp đơn xin nhưng kiểu công việc hay những kiểu công ty nào khác?
Bạn không cần tiết lộ chính xác mình đã nộp đơn xin việc ở đâu. Đôi khi nhà tuyển dụng có thể hỏi trực tiếp rằng bạn còn nộp đơn xin việc ở những đâu, nhưng bạn có thể tránh trả lời bằng cách nói các công ty đó vẫn chưa liên hệ lại và bạn không muốn trả lời chính xác tên công ty. Câu trả lời đó giúp bạn tránh được các cạm bẫy và vẫn có thể giữ bí mật.
Nhưng nhà tuyển dụng có thể không đưa ra câu hỏi trực tiếp đó, họ không hỏi tên công ty mà chỉ hỏi các kiểu việc làm và kiểu công ty. Với các câu hỏi này, điều quan trọng là bạn phải thể hiện bạn muốn có công việc này. Nếu họ biết bạn đang nộp đơn xin việc các công việc khác nhau thuộc nhiều ngành khác nhau, họ sẽ nghi ngờ về cam kết của bạn đối với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Do đó, hãy thể hiện rằng bạn đang nộp đơn cho các việc tương tự và trong cùng một lĩnh vực với công việc bạn đang ứng tuyển.
5. Mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?
Đừng vội trả lời câu hỏi này. Nếu bạn được tuyển dụng, họ sẽ cố gắng trả mức lương gần nhất với mức hiện tại của bạn. Hãy trả lời rằng: Tiền lương chỉ là một phần của công việc, nếu chỉ làm việc vì tiền thì sẽ không thể học hỏi được nhiều. Sau đó, hãy hỏi xem liệu bạn có thể quay lại câu hỏi này nếu như bạn được tuyển dụng.
6. Bạn mong muốn mức lương như thế nào?
Câu hỏi này cũng vậy, đừng trả lời ở vòng phỏng vấn vì bạn sẽ không có cơ hội được trả lương cao hơn mức lương mình đưa ra hoặc bạn sẽ bị loại nếu đòi hỏi mức lương quá cao. Vì vậy, hãy trả lời bằng cách hỏi họ mức lương hoặc khoảng lương họ dự định trả cho vị trí này. Nếu họ từ chối trả lời, bạn cũng có lý do để từ chối trả lời họ.
Nếu họ đưa ra một mức lương và yêu cầu bạn trả lời câu hỏi của họ, hãy thể hiện bạn đang suy nghĩ về một mức lương cao hơn một chút, nhưng không vượt quá khả năng chi trả của họ (thừa nhận rằng bạn sẽ đồng ý với mức lương đó). Nếu họ đưa ra một khoảng lương, bạn hãy nêu ra một khoảng lương cao hơn nhưng có khoảng nằm trong khoảng lương của họ. Ví dụ, nếu họ đưa ra khoảng lương từ 4-6 triệu, bạn có thể nói rằng bạn đang nghĩ đến khoảng lương từ 5-7 triệu. Bạn đẩy khoảng lương lên, nhưng không hoàn toàn từ chối khoảng lương của họ.
7. Bạn tiếp cận một dự án điển hình như thế nào?
Nếu bạn được hẹn phỏng vấn xin việc liên quan đến dự án, bạn nên chuẩn bị trước cho câu hỏi này. Không cần trả lời dài dòng, nhưng phải chỉ ra được bạn đã tính đến những yếu tố lập kế hoạch cho một dự án đạt hiệu quả. Đó là:
– Đặt kế hoạch lùi từ ngày hoàn thiện/ bàn giao dự án
– Vạch ra cụ thể những điều bạn cần để tiến hành công việc hiệu quả và đúng thời hạn
– Dự thảo chi phí, thời gian và tài nguyên
– Tính đến những yếu tố bất ngờ có thể xảy ra
8. Hãy bán cho tôi chiếc bút này?
Một số nhà tuyển dụng thích đặt câu hỏi này ngay cả khi bạn không dự tuyển vào vị trí bán hàng. Mục đích của những câu hỏi dạng này là để thử phản ứng và khả năng giải quyết tình huống của bạn. Câu trả lời của bạn sẽ không quan trọng bằng cách bạn trả lời. Do đó, hãy cứ tự tin! Bạn có thể liệt kê ra 4-5 lợi ích của chiếc bút (hoặc bất kỳ thứ gì mà họ yêu cầu bạn bán cho họ). Và sau đó, kết thúc bằng kiểu nửa đùa nửa thật: “Tôi lấy cho anh 10 chiếc nhé?” hoặc “Anh thích cái màu xanh hay màu đỏ?”
9. Nếu trong nhóm có 1 người mà bạn không ưa tính cách của họ thì bạn sẽ làm gì?
Mục đích của câu hỏi này là kiểm tra kỹ năng làm việc nhóm của bạn hoặc kỹ năng phối hợp với các phòng ban trong công ty trong quá trình làm việc. Bạn biết đấy, một trong những kỹ năng làm việc nhóm tốt là bạn phải bỏ qua lợi ích cá nhân để hướng đến mục tiêu của nhóm. Hãy trả lời rằng bạn quan tâm đến hiệu quả công việc của thành viên kia, nếu họ làm tốt vai trò của họ trong nhóm thì không có lẽ gì bạn lại không ưa họ cả.
10. Nếu được nhận bạn sẽ có đóng góp gì cho công ty?
Bạn không thể trả lời câu hỏi này mà không có thêm thông tin. Hãy đặt câu hỏi để có thêm những thông tin bạn cần như:
– Các mục tiêu cơ bản của tôi trong sáu tháng đầu tiên là gì?
– Liệu có dự án cụ thể nào mà ngay lập tức tôi phải tham gia không?
Bạn có thể sử dụng câu trả lời của các câu hỏi này để trợ giúp cho câu trả lời của bạn. Nhưng nói chung, bạn cần chỉ ra bạn muốn dành một hoặc hai tuần đầu tiên để ổn định công việc và nắm vững tình hình công ty (nếu không có dự án khẩn cấp nào). Sau đó, bạn chỉ ra một số hướng bạn có thể làm và đóng góp cho hoạt động của công ty. Không nên nói quá chung chung nhưng cũng không nên quá chi tiết vì những gì bạn cảm nhận về công ty qua internet và mô tả của nhà tuyển dụng sẽ khác xa với thực tế bạn thấy khi được nhận vào làm.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *