Bí quyết giúp bạn vượt qua mọi cuộc phỏng vấn việc làm
Gợi ý dành cho bạn: “Có vẻ như văn hóa doanh nghiệp ở đây thực sự thúc đẩy nhân viên phát triển và có ý thức học tập. Tôi đánh giá cao điều này và mong có cơ hội được tìm hiểu thêm.”
Ngay cả khi bạn có phần lớn thời gian tồi tệ với nhà tuyển dụng thì cơ hội của bạn vẫn chưa kết thúc khi người phỏng vấn nói rằng “Bạn có bất kỳ câu hỏi nào dành cho tôi không?” Bạn vẫn có cơ hội khác để có được công việc mơ ước.
Lynda Spiegel, người sáng lập của New York City-based Rising Star Resumes, cho biết một khi bà ấn tượng với một ứng viên nào đó thì sẽ đặt cho họ câu hỏi “Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?”. Đây thực sự là một câu hỏi mang tính phân loại bởi điều này cho thấy ứng viên chuẩn bị kỹ đến đâu và có kinh nghiệm gì khi đối mặt với những câu hỏi ngược kiểu này.
Mỗi câu hỏi bạn đặt cho người phỏng vấn sẽ cho bạn thêm một cơ hội để nói về cách bạn đáp ứng được những gì họ đang tìm kiếm. Sau đây là 4 câu hỏi giúp bạn tiến thêm một bước đến công việc mơ ước.
“Kết quả công việc hay thành công của tôi sẽ được đánh giá như thế nào?”
Việc hỏi câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về cách thành công được định nghĩa như thế nào. Điều này cũng giúp bạn hiểu thêm về văn hóa công ty thông qua cách quản lý nhân sự và cách lãnh đạo ghi nhận thành tích của nhân viên. Ngoài ra, việc này còn đem lại cho bạn cảm giác rằng bạn là người phù hợp và thích ứng được nhanh với môi trường làm việc mới. Quan trọng hơn, bạn có thể gián tiếp cho nhà tuyển dụng thấy những thành công và kinh nghiệm của bạn
Bạn có thể tiếp tục câu hỏi với nội dung sau “Tôi cũng muốn sử dụng doanh thu bán hàng của tôi như là một thước đo của riêng tôi. Trong 6 tháng đầu năm nay, mức tăng của tôi đạt hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cho thấy tôi có những đóng góp đáng kể vào thành công chung của công ty”.
“Trong vai trò này, công việc của tôi sẽ có tác động gì đến các dự án ABC của công ty?”
Rõ ràng, trước khi bạn tham gia vào một buổi phỏng vấn, bạn phải chuẩn bị những thông tin và kỹ năng phỏng vấn cơ bản. Nhưng hơn thế nữa, bạn cần tìm hiểu sâu hơn bằng cách tra cứu thông tin về những chiến lược mới nhất, dự án đầu tư nổi bật hay mặt hàng mà công ty đang chú trọng. Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu về triết lý thương hiệu của công ty và làm thế nào để áp dụng cho vị trí bạn đang ứng tuyển.
Và dĩ nhiên, chứng minh những giá trị mà bạn có thể mạng lại cho công ty.
Sau khi đặt câu hỏi, bạn có thể nói thêm rằng: “Tôi rất vui khi nghe nói công ty đang suy nghĩ nghiêm túc về phương tiện truyền thông xã hội. Với kinh nghiệm từng tổ chức nhiều chiến dịch xã hội thành công, tôi tự tin về khả năng của mình để nhanh chóng hiểu được nhu cầu của khách hàng và phát triển thương hiệu công ty. ”
“Sự gắn bó của anh/chị với công ty như thế nào?”
Việc tìm kiếm những thông tin cá nhân của những người phỏng vấn bạn, dù là nhân viên bộ phận nguồn nhân lực, các nhà tuyển dụng hoặc phòng ban trực tiếp có thể cung cấp cho bạn những manh mối về cách thức công ty làm việc. Nếu người phỏng vấn bạn là lãnh đạo của bạn, bạn có thể muốn hỏi về phong cách quản lý của họ hoặc làm thế nào họ định nghĩa được thành công.
Câu hỏi này có thể cho phép bạn biết được những gì họ thích ở công việc của họ và cách tổ chức và quan trọng nhất là cho bạn những kinh nghiệm đứng từ góc nhìn của người đi trước.
Gợi ý dành cho bạn: “Có vẻ như văn hóa doanh nghiệp ở đây thực sự thúc đẩy nhân viên phát triển và có ý thức học tập. Tôi đánh giá cao điều này và mong có cơ hội được tìm hiểu thêm.”
“Anh/chị có bất kỳ mối quan tâm hoặc câu hỏi cuối cùng nào không?”
Hãy luôn luôn đặt câu hỏi nếu người phỏng vấn bạn có bất kỳ mối quan tâm nào về bất cứ khả năng của bạn để thực hiện công việc. Câu hỏi nào khiến cho người phỏng vấn nói lên những suy nghĩ của họ ngay tại cuộc phỏng vấn. Thông thường, họ sẽ trả lời thành thật câu hỏi, trong đó cung cấp cho bạn một cơ hội cuối cùng để thể hiện bản thân.
Nếu người phỏng vấn đặt câu hỏi về bất kỳ vấn đề, sau đó bạn có cơ hội để làm rõ hoặc chia sẻ thêm các ví dụ về những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hay cách bạn thích nghi với nó.
Bạn có thể nói như sau: “Tôi biết tôi không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông xã hội, nhưng tôi đã sử dụng Twitter để thúc đẩy hoạt động của tổ chức từ thiện vào các ngày cuối tuần. Và theo số liệu mới nhất, số lượng tình nguyện viên đã tăng 20% so với đầu năm.”
Leave a Reply