Dự báo nhân lực và thị trường lao động trong tương lai
Một trong số các hoạt động nổi bật của FALMI là tư vấn thông tin thị trường lao động cho các đối tượng có nhu cầu, ông có thể cho biết thêm về hoạt động này?
Theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học.
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh thuộc Sở Lao Động – Thương binh và Xã hội thành phố, một trong những nhiệm vụ chính của Trung tâm là cung cấp thông tin về lao động, thị trường lao động, cung ứng dịch vụ lao động – việc làm đối với cơ quan nhà nước, các thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật. Vừa qua, First-Viec-Lam đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc thường trực Trung tâm nhằm mục đích giúp các bạn sinh viên mới tốt nghiệp hiểu biết thêm chính sách tuyển dụng và quan điểm về nguồn nhân lực trẻ hiện nay.
Hoạt động phân tích và dự báo nhân lực của FALMI đóng một phần quan trọng trong công tác dự báo của thành phố nói chung. Với tầm nhìn vĩ mô, ông có thể nói rõ hơn vai trò của FALMI đối với công tác đào tạo nhân lực, ứng tuyển và tuyển dụng tại thành phố?
Hoạt động phân tích và dự báo nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh đã được Trung tâm tiến hành một số công việc cụ thể như sau:
1. Tạo nguồn cơ sở dữ liệu Cung – Cầu lao động, là nhiệm vụ trọng tâm theo phương pháp tổ chức thu thập thông tin.
2. Tổ chức nghiên cứu nội bộ và phối hợp với chuyên gia nghiên cứu các vấn đề về đào tạo và hoạt động phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực
3. Ứng dụng phương pháp phân tích; quy trình dự báo để thực hiện sản phẩm báo cáo định kỳ tháng, quý, sáu tháng, năm về “ Phân tích thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh – Nhận định – Dự báo nhu cầu nhân lực”
4. Thực hiện thông tin thị trường lao động theo nhu cầu của cơ quan quản lý, Đoàn thể, trường dạy nghề, tổ chức giới thiệu việc làm và người lao động, sinh viên – học sinh. Trong năm đã tư vấn trên 70.000 lượt người có nhu cầu.
5. Tổ chức hội thảo nội bộ, giao lưu đúc kết, rút kinh nghiệm, báo cáo, trao đổi với cơ quan – tổ chức – chuyên gia liên quan để từng bước hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực hoạt động phân tích, dự báo nguồn nhân lực.
Một trong số các hoạt động nổi bật của FALMI là tư vấn thông tin thị trường lao động cho các đối tượng có nhu cầu, ông có thể cho biết thêm về hoạt động này?
Hoạt động thông tin thị trường lao động với những mục tiêu và đối tượng chính:
1. Tư vấn, thông tin về các cơ sở đào tạo, ngành nghề đào tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn. Các chương trình đào tạo nghề Đại học, Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Đào tạo theo nhu cầu xã hội.
2. Thông tin thị trường lao động( cung, cầu), xu hướng nhu cầu nhân lực. Các vấn đề chính sách, pháp luật liên quan đến ngành nghề đào tạo, tạo cơ hội việc làm cho người lao động.
3. Khảo sát nhu cầu học nghề và việc làm của sinh viên, học sinh, người lao động.
4. Tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp bằng công cụ trắc nghiệm, từ đó xác định xu hướng, khí chất, năng lực nghề giúp học sinh, thanh niên, người lao động chọn nghề, phát huy sở trường, hòa nhập thị trường lao động.
5. Hổ trợ giới thiệu học nghề và việc làm của sinh viên, học sinh, người lao động.
Thị trường lao động Việt Nam tồn tại tình trạng cung – cầu lệch pha, xin ông cho biết nguyên nhân của tình trạng này?
Thực tế thị trường lao động có những đặc điểm cần quan tâm là:
– Thị trường lao động đang tồn tại nghịch lý, nhiều người thất nghiệp hoặc mất việc làm đồng thời với nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động có nghề và lao động phồ thông không tuyển được lao động.
– Theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80% sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp nghề tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm. Trong tổng số tìm được việc làm chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển, 50% thật sự ổn định. Vấn đề kỹ năng mềm là yêu cầu nhiều sinh viên, học sinh chưa đáp ứng được.
– Nguyên nhân thất nghiệp xuất phát từ tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn, tuy nhiên có thể thấy hai lý do cơ bản gây ra thất nghiệp:
+ Có ít chỗ làm việc hơn là nhu cầu của người tìm việc làm phù hợp ngành nghề đã được đào tạo.
+ Số lượng chỗ làm việc nhiều nhưng nhiều người tìm việc làm không đáp ứng trình độ hoặc không muốn làm những công việc đó.
Trường hợp thứ nhất tồn tại về “thiếu hụt chỗ làm việc”, trường hợp thứ hai về “không phù hợp cơ cấu đào tạo nghề và nhu cầu nhân lực”. Như vậy có thể nhận định nguyên nhân thất nghiệp cốt lỏi là vấn đề đào tạo nghề, kỹ năng nghề, dự báo nhu cầu, phân bổ nguồn nhân lực và các chính sách thu hút, sử dụng lao động còn mất cân đối, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế kinh tế – xã hội.
Vấn đề việc làm là điều quan tâm hàng đầu của thanh niên hiện nay, nhưng khi tham gia vào thị trường lao động, thanh niên thật sự gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm, nhiều người chưa biết cách tìm hiểu việc làm phù hợp với năng lực, chưa biết cách làm bộ hồ sơ xin việc, tham gia phỏng vấn tuyển dụng.
Leave a Reply